Tác động tiêu cực thực sự mà...

title 19/11/2021 03:01:01
title

bl4


Mỗi gia đình đều có các mô thức độc hại khi cha và mẹ là 2 cá thể khác nhau, tới từ 2 gia đình khác nhau, có những tổn thương khác nhau, hấp dẫn nhau, gặp nhau để nhìn ra những mô thức đó, và để trả nghiệp (nếu nhận ra bài học, sẽ nhẹ nhàng hơn).
Khi con cái lớn lên trong môi trường mà các mô thức này đụng chạm nhau, và cha mẹ chưa nhận biết (do họ cũng là những đứa trẻ học làm cha mẹ lần đầu), con cái có thể bị tổn thương, nhưng không biết, vì nghĩ là gia đình nào cũng như gia đình mình, thế này là bình thường 

Trẻ em lớn lên trong gia đình cha mẹ không yêu thương nhau, kiểm soát, chì chiết nhau, sẽ nghĩ đó là yêu thương, và lớn lên sẽ phóng chiếu điều đó lên partner (người phối ngẫu của mình). Điển hình là chồng lớn lên trong môi trường cha đánh mẹ mình như cơm bữa, sẽ tưởng là chồng đánh vợ là bình thường, và tới lượt mình cũng đánh vợ đánh con để thể hiện “tình yêu”, “quyền làm cha” 
Bạo lực gia đình có thể có gien di truyền 

Tương tự như vậy, mẹ chồng nàng dâu cũng là mô thức mà nếu không cẩn thận, nàng dâu tương lai làm mẹ chồng cũng sẽ trở thành mẹ chồng gian ác nghiêm khắc mà không biết 

Ở Việt Nam, tính dân tộc đang trên đà hình thành, và sự chuyển giao thế hệ (thế hệ 60- 70 tuổi cổ hủ, thế hệ trước đó bình thường, thế hệ 8x 9x thì tân tiến hơn…) sẽ làm cho các mô thức này hiện ra rõ ràng hơn, để mọi người cùng học bài học.

Khái niệm “Hiếu Thảo” mà Khổng Tử/Nho Giáo đã khéo léo cài đặt vào tâm thức của người Việt nói riêng và người Đông Á nói chung thực ra là một hình thức thao túng, cai trị tinh vi. Cả cha mẹ và con cái đều trở thành công cụ bị thao túng của ý thức hệ này mà không biết. Nó có thể làm hư hỏng cha mẹ, và làm xói mòn con cái. Cha mẹ lạm quyền, con cái bị lạm dụng và tất cả đều chịu đựng.

Tình yêu thực sự sẽ làm cho mọi người thoải mái, tự do đi con đường của mình.

Nhiều người làm con cứ thấy dành tiền đưa hết cho mẹ, hoặc phải chăm lo cho các thành viên khác trong gia đình mà kém cỏi hơn, khiến cho gánh nặng tài chính đè nặng lên họ, họ không thoải mái tự do đi theo con đường của riêng mình.
Nếu làm dâu trong nhà mà chồng lo hết cho bên nhà chồng chắc cũng sẽ tẩu hoả nhập ma 

Tư tưởng cha mẹ “già rồi con cái lo hết”, hoặc già rồi còn làm gì nữa ở vậy chơi thôi làm cho nhiều người già vô công rồi nghề ngồi nghĩ ngợi linh tinh sinh tâm bệnh, hoặc cãi lộn với hàng xóm, các thành viên trong gia đình. Không có mục đích sống, con người sẽ vô dụng và trở nên hư hỏng, bệnh tật.

Bạn được quyền tách ra khỏi gia đình mình để nhận thức bản thân rõ hơn, nếu bạn muốn như vậy. Đừng để Hiếu Thảo hay những ảo tưởng khác đè nặng cướp mất tự do của bạn. Nếu bạn không thoải mái, bạn không giúp người khác (gia đình hoặc người ngoài) được đâu.

Bạn không chữa lành các mô thức độc hại trong bạn, do gia đình gây ra, thì bạn cũng có khả năng truyền lại những mô thức này lên con cái của bạn.